LÀNG SEO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 16 người, vào ngày 14/4/2024, 3:24 pm
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Kinh nghiệm làm việc với kiến trúc sư trước khi thiết kế nhà

Go down

Kinh nghiệm làm việc với kiến trúc sư trước khi thiết kế nhà Empty Kinh nghiệm làm việc với kiến trúc sư trước khi thiết kế nhà

Bài gửi by Admin 10/5/2017, 4:07 pm

Khi thiết kế một công trình thì ý kiến và thông tin của gia chủ đưa ra là vô cùng quan trọng. Do đó, để công trình được tốt nhất thì các bạn nên đọc bài sau để biết cách chuẩn bi khi làm việc với KTS.
Kinh nghiệm làm việc với kiến trúc sư trước khi thiết kế nhà Lam-viec-voi-kien-truc-su-nhu-the-nao-min

Đưa ra các yêu cầu thiết kế
Kích thước ô đất xây dựng: chiều dài, rộng... các phần tiếp giáp như: nhà bên cạnh, vỉa hè...
Khoảng cách đua ban công tối đa, chiều cao tầng theo quy hoạch (nếu có).
Hướng chính của lô đất xây dựng.
Ngày tháng năm sinh của gia chủ.
Số tầng dự kiến xây dựng.
Kinh phí dự kiến đầu tư xây dựng.
Sơ lược công năng nhu cầu sử dụng, phong cách thiết kế, mẫu kiến trúc bạn mong muốn.
Thời gian dự kiến khởi công xây dựng.
Nếu có băn khoăn hay thắc mắc về bất cứ vấn đề gì, hãy trình bầy cặn kẽ.
Nếu có sở thích hay điều tối kỵ nào liên quan đến căn nhà (chẳng hạn vấn đề phong thủy như: hướng đất, hướng nhà, cách bố trí phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ cúng...) bạn cũng nên thảo luận cùng KTS.
Sau khi trình bày ý kiến, bạn nên lắng nghe lời khuyên của KTS vì có thể một số yêu cầu đó không phù hợp yêu cầu thẩm mỹ và độ an toàn. Sau đó cùng với KTS hoàn thiện các yêu cầu thiết kế.
Thường thì chủ đầu tư không thể hình dung ra tất cả các yêu cầu có thể đưa ra cho kiến trúc sư, nên khi kiến trúc sư đang còn ở giai đoạn làm phương án hãy xem kỹ càng và trao đổi với kiến trúc sư.
Bạn nên tìm hiểu qua những thuật ngữ xây dựng để có thể đọc hiểu bản vẽ và giao tiếp với KTS.
Khảo sát hiện trạng khu đất xây dựng
Bạn cần xác định được các mối liên hệ giữa công trình với các căn nhà xung quanh, ranh giới với phần tiếp giáp xây dựng để dễ dàng định vị phần mái đưa ra cũng như việc quyết định làm móng cân hay móng lệch...
Trong trường hợp ô đất xây dựng của mình rộng thoải mái thì không cần phải khảo sát quá kỹ.
Sơ bộ lịch sử đặc tính của đất như đất liền thổ, đất cấp phối, đất pha cát hay đất ruộng.
Xem phần đất lân cận của các công trình khác, cách làm móng của các công trình lân cận tương tự mình để đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất.

Thiết kế phương án sơ bộ
Đây là giai đoạn tương đối quan trọng, hãy lắng nghe phương án trình bày của kiến trúc sư.
Xem xét nhu cầu sử dụng thực tiễn nhà mình và ý tưởng của kiến trúc sư xem có chỗ nào chưa hợp lý, liệt kê thành các câu hỏi và gửi lại kiến trúc sư.
Định hình phong cách kiến trúc và trình bày với kiến trúc sư.
Thiết kế bản vẻ xin phép xây dựng
Sau khi 2 bên ký kết hợp đồng và triển khai phương án sơ bộ là có thể làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng. 
Hồ sơ xin cấp phép xây dựng do công ty thiết kế lập, để hoàn chỉnh một thủ tục cấp phép bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Hồ sơ xin cấp phép: Đơn vị tư vấn cấp.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công chứng: Chủ nhà.
  • Đơn xin cấp phép xây dựng: Mẫu đơn ở phòng quản lý xây dựng nơi cấp phép.
  • Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư: Đơn vị tư vấn cấp.
  • Giấy đăng ký kinh doanh: Đơn vị tư vấn cấp.

Thẩm quyền cấp phép xây dựng thuộc về sở xây dựng cấp tỉnh, thành phố hoặc phòng quản lý xây dựng cấp quận, huyện tùy theo vị trí và quy mô xây dựng công trình.
Công ty thiết kế phải có pháp nhân và đăng ký kinh doanh phù hợp, cá nhân KTS thiết kế phải có chứng chỉ hành nghề. Các bản sao có công chứng các giấy tờ trên bạn sẽ phải nộp cho cơ quan cấp phép xây dựng cùng với hồ sơ.

Thiết kế bản vẽ thi công
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (hay còn gọi là hồ sơ thiết kế chi tiết) là kết quả cuối cùng của quá trình thiết kế. Nên tất cả các ý kiến góp ý của gia chủ cho KTS phải được thống nhất và tuân theo tuyệt đối.
Thành phần chính của hồ sơ bao gồm:

  • Toàn bộ các bản vẽ mặt bằng các tầng (bao gồm cả mặt bằng lát sàn);
  • Toàn bộ các bản vẽ mặt cắt qua nhà, các mặt đứng của nhà.
  • Các bản vẽ chi tiết cấu tạo kiến trúc (cầu thang, cửa, khu vệ sinh, ban công...)
  • Các bản vẽ tính toán kết cấu chịu lực của công trình.
  • Các bản vẽ hệ thống kỹ thuật công trình (cấp điện và chiếu sáng, cấp thoát nước, thông tin, điều hòa và thông gió, chống sét...)
  • Tất cả hồ sơ phải được đóng gọn gàng theo thứ tự của phần danh mục bản vẽ kèm theo, có chữ ký của các KTS, kỹ sư thiết kế và đóng dấu của công ty thiết kế.

Admin
Admin
Admin

Posts : 19
Reputation : 0
Join date : 08/09/2016
Age : 31
Location : ho chi minh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết